Fastire-Ngoi nha so cua ban

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

News:Fastire->Fastire Premium (1/1/2012)


    Chuyện về hai ngôi làng nam nữ sợ không dám lấy nhau ở Thành Nam

    ♥™...[N]ấm…đ[Ộ]k….....ÞαÞ
    ♥™...[N]ấm…đ[Ộ]k….....ÞαÞ
    Soilder
    Soilder


    Tổng số bài gửi : 15
    Exp : 4754
    Bình luận : 0
    Join date : 11/12/2011
    Age : 26
    Đến từ : Việt Nam

    Chuyện về hai ngôi làng nam nữ sợ không dám lấy nhau ở Thành Nam Empty Chuyện về hai ngôi làng nam nữ sợ không dám lấy nhau ở Thành Nam

    Bài gửi by ♥™...[N]ấm…đ[Ộ]k….....ÞαÞ Mon Dec 12, 2011 9:32 pm

    Hiếm ai biết rằng, ở một ngôi làng nằm ngay sát trung tâm TP Nam Định lưu truyền một câu chuyện hết sức ly kỳ hấp dẫn, mà đến nay những người cao niên ở đây vẫn còn rỉ tai nhau, kể cho con cháu nghe.

    Truyền thuyết “bát hương chị em”

    Đã nhiều năm qua ở làng Thượng Lỗi, nay thuộc phường Lộc Vượng, TP Nam Định lưu truyền một truyền thuyết kỳ lạ đó là trai gái giữa làng Thượng Lỗi và làng Tức Mặc không bao giờ lấy nhau. Đó dường như đã trở thành một quy định bất thành văn, ăn sâu vào tiềm thức của những lứa nam, nữ nơi này.

    Nghe thật hoang đường và khó hiểu, bởi vậy, sau một hồi lân la hỏi thăm từ khi bắt đầu bước chân vào đầu làng, tôi được mấy người giới thiệu đến nhà ông Trần Văn Mạnh, năm nay đã gần 90 tuổi, ông là người nắm rõ nhất về câu chuyện kỳ quặc trai gái hai làng không lấy nhau.


    Ở Làng Thượng Lỗi và Tức Mặc đêu thờ một bát hương, được gọi là bát hương chị em thờ bà Côn Nương và Lý Triều Công


    Tìm đến nhà ông Mạnh, sau khi trình bày với ông về mục đích của mình, ông lão tóc đã bạc trắng phất phơ, nhìn như một tiên ông này cười khà khà bảo tôi “cậu cũng giỏi mò mẫm nhỉ, đúng là ở đây có chuyện trai gái hai làng không lấy nhau, nhưng về nguyên nhân sâu xa thì ít ai biết lắm”. Nói rồi, khẽ chống chiếc ba toong của mình, ông dẫn tôi đến bên bộ tràng kỷ và chầm chậm kể “làng Thượng Lỗi là một làng cổ, có nguồn gốc từ lâu lắm rồi. Nơi đây chính là quê hương của một vị tướng chuyên về đánh trận dưới nước, cực tài ba của hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị là Phạm Thị Côn Nương.

    Đến năm Quý Mão 43, trong trận chiến với tướng Trung Quốc là Mã Viện, hai bà Trưng thua trận, bà Côn Nương cũng nhảy xuống sông tuẫn tiết. Cảm phục trước lòng quả cảm của vị tướng này, người dân đã lập đền thờ người nữ anh hùng.

    Một thời gian dài sau đó, năm 1138, có một viên quan tên hiệu là Lý Triều Công đi đánh giặc đang chiếm đóng ở gần làng Thượng Lỗi, khi ngang qua làng thấy ngôi đến thờ bà Côn Nương, liền vào khấn vái để mong cho trận đánh tới sẽ thắng lợi. Cầu được ước thấy, trận chiến của viên quan nọ ca khúc khải hoàn rộn rã, nhằm tạ ơn người nữ anh hùng Côn Nương, Lý Triều Công đã quay trở lại để dâng hương lên ngôi đền của bà.”


    Đình làng Tức Mặc xưa kia


    Khẽ nhấp ngụm trà nóng ông Mạnh lại kể cho tôi: “Mặc dù cách nhau hơn nghìn năm tuổi, nhưng sau khi Lý Triều Công mất, những người dân ở làng Thượng Lỗi đã lập một bàn thờ trong đình làng để thờ cả hai người, coi bà Côn Nương và Triều Công như hai chị em. Dân làng lập hai bát hương gọi là bát hương chị và bát hương em.

    Kể từ khi lập bát hương thờ hai chị em, làng Thượng Lỗi mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, cuộc sống hết sức trù phú êm ấm, mọi người đều tin rằng đó là nhờ sự phù hộ của hai chị em cách nhau ngàn năm tuổi là Côn Nương và Triều Công.

    Thấy dân làng Thượng Lỗi có “bảo bối”, cuộc sống ai nấy đều sung túc, dân làng bên là Mặc Lỗi, cùng nhau đến xin dân làng Thượng Lỗi một bát hương về thờ, nhằm xin hưởng phúc cùng. Ban đầu, làng Thượng Lỗi định nhường cho họ bát hương em, nhưng làng Mặc Lỗi khi lấy lại lấy nhầm bát hương chị mang về thờ.

    Cũng từ lúc này, vì một bên thờ bát hương chị, một bên thờ bát hương em, chính vì vậy giữa hai làng cũng trở thành mối quan hệ chị em, những người cao niên đã có giao ước rằng, như vậy trai gái hai làng sẽ không lấy nhau, mà coi nhau như anh em ruột thịt, bảo vệ giúp đỡ lẫn nhau”.

    Trai gái không dám lấy nhau

    Kể từ khi lập lời thề giao ước về mối quan hệ của hai làng Thượng Lỗi và Tức Mặc, rằng các lứa trai gái trong làng không được lấy nhau vì như vậy sẽ “phạm thượng” cũng là lúc dường như có một rào cản vô hình nào đó giữa trai gái ở hai làng này.

    Ông Mạnh khẽ vuốt chòm râu, vẻ mặt tươi cười lúc nãy giờ chuyển sang nghiêm túc hẳn nói với tôi: “Có thể cậu không tin, nhưng có những điều rất khó hiểu đã xảy ra ở hai làng kể từ cái ngày dân Mặc Lỗi xin một bát hương về thờ”. Rồi ông kể tôi nghe: “Cách đây khoảng 60 năm có người đàn ông làm thợ xây người Thượng Lỗi lấy vợ hai người Tức Mặc được ít lâu thì bị bệnh chết. Tiếp đó, khoảng những năm 1960 có người làng Tức Mặc lấy vợ là người ở làng Thượng Lỗi này, mặc dù gia đình cũng có nói về điều kiêng kị, nhưng không nghe, được ít lâu thì người chồng cũng qua đời.”


    Câu chuyện về hai làng trai gái không lấy nhau vẫn được các bậc lớn tuổi tỉ tai nhau kể cho con cháu, coi đó như một nét văn hóa độc đáo


    Hay như chuyện “có một đôi trai gái trẻ ở hai làng Tức Mặc và Thượng Lỗi yêu nhau, vì gia đình hai bên không chịu nên đôi tình nhân bỏ làng đi nơi khác sống để được trở thành vợ chồng. Nhưng rồi họ mắc căn bệnh lạ chết rất khổ sở”.

    Không biết thật sự là do lời giao ước giữa hai làng linh ứng, hay là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng ông Mạnh cho tôi hay chính vì điều này, một số thanh niên ở hai làng Thượng lỗi và Tức Mặc đã được nghe kể, cũng có phần kiêng kị nhau. Bình thường trai gái hai làng chơi rất thân với nhau, nhưng tuyệt đối lại rất hiếm khi nói đến chuyện cưới xin.

    Ấy vậy, ông Mạnh cũng nói thêm cho tôi biết, mọi chuyện cũng chỉ là truyền thuyết từ đời ông đời cha rỉ tai cho mỗi đời con cháu là như vậy. Chứ cũng không ai dám khẳng định điều gì. Hiện nay, ngay ở Thượng Lỗi, vẫn có nhiều đôi lấy vợ hoặc chồng là người ở Làng Tức Mặc nhưng không hề có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, dù truyền thuyết là đúng hay sai, người dân vẫn coi đó như một nét đẹp văn hóa cổ xưa để trân trọng và tự hào.

    Hiện tại, cứ ba năm một lần, vào những năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu, dân hai làng lại rước bát hương từ làng này sang làng kia thăm nhau. Mỗi lần rước kiệu lại mở hội lớn tưng bừng trong hai ngày, gọi là lễ giao hiếu. Cứ thay phiên nhau mà làm, lần này Thượng Lỗi rước qua thì lần tới Tức Mặc rước lại. Những ngày hội ấy mỗi làng lại chọn ra những trai thanh gái lịch đảm đương việc rước lễ.

    Kinh Vân

    Theo Bưu Điện Việt Nam

    nguồn: zing.vn

      Hôm nay: Tue Nov 05, 2024 4:22 pm