(Dân trí) - Tiếp tục giải quyết vụ việc công nhân bị chủ quản người Trung Quốc ép dính keo 502 vào lòng bàn tay trong giờ làm việc, Sở LĐ-TB &XH tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị trục xuất về nước đối với cá nhân người quản lý này.
>> Lời kể của nạn nhân vụ việc bị ép dính keo 502 vào lòng bàn tay
>> Một công nhân bị ép dính keo 502 vào bàn tay trong giờ làm việc
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) - cho biết, đã yêu cầu cơ quan chức năng địa phương giải quyết triệt để vụ việc công nhân Lê Thị Phương thuộc xưởng C Công ty giầy Hong Fu (khu công nghiệp Hoàng Long, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) bị chủ quản người Trung Quốc ép dính keo 502 vào lòng bàn tay trong giờ làm việc, phải nhập viện.
“Doanh nghiệp này thuộc chức năng quản lý của cấp địa phương. Do đó, qua kênh báo chí lãnh đạo Bộ mới nắm được thông tin này và đã yêu cầu cơ quan chức năng địa phương giải quyết triệt để vụ việc. Theo báo cáo mới nhất từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, Sở đã đề nghị trục xuất về nước đối với cán bộ quản lý A Vương, thuộc Công ty giầy Hong Fu. Cùng đó, yêu cầu doanh nghiệp này thực hiện trách nhiệm đối với công nhân Lê Thị Phương hiện đang phải nhập viện điều trị thương tích do bị dính keo 502”- ông Huân cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc công nhân Việt Nam bị chủ sử dụng lao động người nước ngoài ngược đãi. Ông Huân nhận xét, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự khác biệt trong văn hóa mỗi quốc gia (đặc biệt tại các nhà máy có người quản lý là Trung Quốc và Hàn Quốc) và bất đồng trong ngôn ngữ giao tiếp, khiến hai bên không hiểu nhau, dẫn đến mâu thuẫn trong công việc ngày càng khó giải quyết.
>> Lời kể của nạn nhân vụ việc bị ép dính keo 502 vào lòng bàn tay
>> Một công nhân bị ép dính keo 502 vào bàn tay trong giờ làm việc
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) - cho biết, đã yêu cầu cơ quan chức năng địa phương giải quyết triệt để vụ việc công nhân Lê Thị Phương thuộc xưởng C Công ty giầy Hong Fu (khu công nghiệp Hoàng Long, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) bị chủ quản người Trung Quốc ép dính keo 502 vào lòng bàn tay trong giờ làm việc, phải nhập viện.
“Doanh nghiệp này thuộc chức năng quản lý của cấp địa phương. Do đó, qua kênh báo chí lãnh đạo Bộ mới nắm được thông tin này và đã yêu cầu cơ quan chức năng địa phương giải quyết triệt để vụ việc. Theo báo cáo mới nhất từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, Sở đã đề nghị trục xuất về nước đối với cán bộ quản lý A Vương, thuộc Công ty giầy Hong Fu. Cùng đó, yêu cầu doanh nghiệp này thực hiện trách nhiệm đối với công nhân Lê Thị Phương hiện đang phải nhập viện điều trị thương tích do bị dính keo 502”- ông Huân cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc công nhân Việt Nam bị chủ sử dụng lao động người nước ngoài ngược đãi. Ông Huân nhận xét, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự khác biệt trong văn hóa mỗi quốc gia (đặc biệt tại các nhà máy có người quản lý là Trung Quốc và Hàn Quốc) và bất đồng trong ngôn ngữ giao tiếp, khiến hai bên không hiểu nhau, dẫn đến mâu thuẫn trong công việc ngày càng khó giải quyết.